Giỏ hàng
Thanh toán
Tìm hiểu các cấp bảo dưỡng ô tô hiện nay
Việc bảo dưỡng ô tô định kỳ là vô cùng quan trọng để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, với nhiều người thì lựa chọn cấp độ bảo dưỡng ô tô sao cho phù hợp có thể khiến họ băn khoăn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các cấp bảo dưỡng ô tô phổ biến hiện nay, từ đó giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp cho xế cưng của mình.

1. Phân loại các cấp bảo dưỡng ô tô

Hiểu rõ các cấp bảo dưỡng ô tô sẽ giúp bạn lựa chọn cấp độ phù hợp để bảo dưỡng xe
Hiểu rõ các cấp bảo dưỡng ô tô sẽ giúp bạn lựa chọn cấp độ phù hợp để bảo dưỡng xe
 
Thông thường, các hãng xe sẽ khuyến nghị lịch bảo dưỡng định kỳ cho xe của bạn dựa trên số km đã đi hoặc thời gian sử dụng. Dựa trên đó, các cấp độ bảo dưỡng ô tô được chia thành:
  • Bảo dưỡng cấp 1 (5.000 km hoặc 6 tháng): Đây là cấp độ bảo dưỡng cơ bản nhất, bao gồm các hạng mục kiểm tra và thay thế các vật tư tiêu hao như: dầu nhớt động cơ, lọc nhớt, lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, nước làm mát, nước rửa kính, kiểm tra hệ thống phanh, hệ thống điện, hệ thống lốp xe,...
  • Bảo dưỡng cấp 2 (10.000 km hoặc 1 năm ): Ngoài các hạng mục bảo dưỡng cấp 1, bảo dưỡng cấp 2 còn bao gồm kiểm tra và thay thế các chi tiết quan trọng hơn như: bugi, dây bugi, lọc nhiên liệu, kiểm tra hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống truyền động,...
  • Bảo dưỡng cấp 3 (20.000 - 30.000km hoặc 2 năm ): Cấp độ bảo dưỡng này bao gồm tất cả các hạng mục kiểm tra và thay thế của bảo dưỡng cấp 1 và cấp 2, đồng thời kiểm tra và thay thế một số chi tiết khác như: má phanh, ắc quy, dầu hộp số,...
  • Bảo dưỡng cấp 4 (40.000 – 60.000km hoặc 4 năm): Đây là cấp độ bảo dưỡng toàn diện nhất, bao gồm kiểm tra và bảo dưỡng tất cả các bộ phận, chi tiết của xe, đảm bảo xe hoạt động trong tình trạng tốt nhất.
  • Bảo dưỡng cao cấp sau 80.000 km: Sau 80.000 km hoặc sau 8 năm, bạn cần bảo dưỡng xe, gồm các mục như kiểm tra và thay nước làm mát, lọc dầu, kiểm tra và thay lọc nhiên liệu.

2. Nhưng lưu ý khi bảo dưỡng xe ô tô mà bạn cần biết

  • Nên mang xe đến các đại lý ủy quyền của hãng xe để được bảo dưỡng theo đúng quy trình và sử dụng phụ tùng chính hãng.
  • Nên bảo dưỡng xe định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Nên kiểm tra xe trước khi đi bảo dưỡng để nhân viên kỹ thuật có thể kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng.
  • Nên giữ lại hóa đơn bảo dưỡng để có thể bảo hành nếu cần thiết.
Bằng cách hiểu rõ về các cấp bảo dưỡng ô tô thì bạn có thể chọn cho chiếc xe của mình cấp bão dưỡng phù hợp, giúp xe hoạt động tốt, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Hãy dành thời gian để chăm sóc xế cưng của bạn để nó luôn bền đẹp và đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.
 
Messenger
Gọi trực tiếp
zalo-addon.png
Quét QR